Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp thi công công trình đường thủy nội địa địa phương ; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

68. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp thi công công trình đường thủy nội địa địa phương ; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người yêu cầu giải quyết thủ tục chuẩn bị đầy các giấy tờ theo thành phân và số lượng hồ sơ đã được quy định tại thủ tục này.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh (gọi là Trung tâm); Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ; chuyển giao hồ sơ về Sở Giao thông vận tải.

- Bước 3: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, giải quyết, nhập tình trạng giải quyết hồ sơ lên phần mềm quản lý, giao kết quả hồ sơ về Trung tâm (việc giao và nhận kết quả hồ sơ thông qua nhân viên bưu điện).

- Bước 4: Trung tâm có trách nhiệm giao trả kết quả trực tiệp (hoặc qua hệ thống bưu điện) cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, khu phố 2, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, Số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Phương án thi công công trình.

  + Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:

+ Thuyết minh chung về phương án;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

+Phương án bố trí nhân lực;

+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;

+ Thời gian thực hiện phương án.

+ Đối với phương án bảo đảm an toàn giao thông điều chỉnh, ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, phải nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.

Trường hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng trên tuyến đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân đề nghị công bố hạn chế giao thông lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩmquyền quy định  tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này:

+ Thuyết minh chung về phương án;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

+ Phương án bố trí nhân lực;

+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực hoặc phương án phân luồng phương tiện theo tuyến khác đối với trường hợp cấm luồng;

+ Thời gian thực hiện phương án hạn chế giao thông.

Trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động gửi văn bản đến cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 20 của Thông tư này đề nghị công bố hạn chế giao thông. Văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động và các văn bản pháp lý kèm theo;

Trường hợp có vật chướng ngại đột xuất; phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 20 của Thông tư này. Căn cứ yêu cầu thực tế để xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.   

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện: Cán bộ, công chức, viên chức quản lý theo quy định.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 5 ban hành Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016, còn lại thuộc thẩm quyền của Sở GTVT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Đồng Nai.

h) Phí, lệ phí: không thu phí                                        

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

j) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: (ngoài quy định về thủ tục): Phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tuân thủ quy định pháp luật có liên quan.

k) Căn cứ pháp lý thực hiện:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2014.

- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.

- Các văn bản Quy phạm pháp luật khác có liên quan./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

(Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN TỔ CHỨC………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:       /…..(1)….-(2)
V/v…………….(3)

…..(địa danh), ngày     tháng      năm 20 ……

 

Kính gửi:…………….. (4)…………………….

 

…………………………………………………………(5)……………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, …….(6)

 

THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu, họ và tên)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức gửi văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.

(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).

(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.

(5) Nội dung văn bản.

(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).























Quay lại danh mục thủ tục hành chính